Ngành thương mại điện tử phát triển kéo theo đó sự tiến bộ của hầu hết các ngành trong xã hội. Trong đó, các dịch vụ giao hàng nhanh của ngành Logistics ngày một phát triển và hoàn thiện hơn. Điều này dẫn đến xu hướng kết hợp giữa hai ngành này trong thị trường Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Xu hướng phát triển của thế giới
Thị trường Logistics những năm gần đây có sự thay đổi lớn trong phương thức vận chuyển. Nhất là sự mai một của dịch vụ vận chuyển nguyên kiện container (FLC) mà thay vào đó là hình thức vận chuyển ghép, xé lẻ (CLC). Điều này ảnh hưởng phần lớn bởi sự phát triển mạnh mẽ của các hình thức bán lẻ trực tuyến trên Internet.
Thị trường thương mại điện tử đang ngày một mở rộng ra và tại nhiều quốc gia phát triển trên Thế giới, hình thức kinh doanh này còn chiếm ưu thế so với hình thức kinh doanh truyền thống. Hàng hóa được thúc đẩy trao đổi nhiều hơn, lượng tồn kho ở nhiều doanh nghiệp sản xuất được giảm đáng kể khi tham gia thị trường thương mại điện tử này.
Chính sự phát triển mạnh mẽ của ngành thương mại điện tử, phương thức kinh doanh đa kênh dẫn đế nhu cầu về vận chuyển ngày một tăng cao. Có thể nói, vào thời điểm hiện nay đây là nguyên nhân chủ yếu giúp ngành Logistics phát triển một cách vượt bậc. Chính vì thế Logistics và E-commerce gắn liền với nhau như một thể thống nhất (E-Logistics). Việc các công ty vận chuyển hàng hóa kết hợp với các trang thương mại để chuẩn hóa quy trình giao nhận đang trở thành xu thế mới trong thời buổi thương mại điện tử phát triển vượt bậc như hiện nay.
Sự thay đổi nhanh chóng tại thị trường Việt Nam
Những năm gần đây, khi mà nền công nghệ Thế giới phát triển thì Việt Nam từng bước phát triển không kém. Chính vì thế, tốc độ tăng trường trong ngành thường mại điện tử có bước nhảy vọt đáng kể (tăng trưởng 52% của năm 2017 so với năm 2016). Điều này dẫn đến sự thay đổi trong phương thức mua sắm của người dân, dòng chảy sản phẩm quốc nội cũng trở nên nhanh hơn.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong nước cũng dần thay đổi phương thức kinh doanh của mình. Tập trung phát triển đa kênh hơn, không còn chỉ tập trung kinh doanh trong một khu vực nhất định mà hướng đến toàn quốc. Chính những yếu tố đó kéo theo sự phát triển mạnh mẽ cho ngành Logistics tại Việt Nam, nó thúc đẩy các dịch vụ hàng hóa chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.
Tuy có sự phát triển nhưng tỷ lệ sử dụng dịch vụ vận chuyển e-commerce (ship COD) lên đến 88%, dịch vụ này làm ảnh hưởng đến chi phí doanh nghiệp khá cao. Vì thế, để tối ưu hóa lợi nhuận các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử có xu hướng kết hợp với các công ty chuyên về vận chuyển Logistics. Đây là một xu hướng phát triển mạnh tại thị trường Việt Nam.