Vận tải đường biển, đường thủy đang được khách hàng rất ưa chuộng, bởi chi phí thấp, mức giá ổn định và ít phụ phí hơn các loại hình vận tải khác. Tuy nhiên, một số khách hàng vẫn chưa nắm rõ được nguyên tắc tính cước vận chuyển cơ bản của loại hình này. Trong bài viết này, Liên Á xin giới thiệu đến các bạn cách tính giá cước vận tải đường thủy đơn giản và chính xác nhất.
Cước vận tải đường thủy được tính như thế nào?
Ở nước ta hiện nay, giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy không căn cứ vào kỹ thuật đường thủy như ở nước ngoài. Do đây, là loại hình vận chuyển đang trong quá trình phát triển nên cước phí vận tải đều do các đơn vị, công ty vận chuyển đặt ra sao cho phù hợp với mức giá bình quân và chính sách thu hút khách hàng.
Giá cước dịch vụ vận tải đường biển được căn cứ theo cơ chế thị trường, hợp đồng vận chuyển, khối lượng, đặc tính của hàng hóa. Đơn vị tính cước vận chuyển là đồng/tấn.kilomet.
Các đơn vị, công ty vận chuyển thường tính cước dựa trên các cách phổ biến sau:
- Tính theo nhu cầu của đội tàu vận chuyển (tiền lương, tiền công, theo ngày lương của những người vận chuyển). cách này thường áp dụng cho những công ty vận chuyển có quy mô nhỏ.
- Tính theo các chỉ tiêu kinh doanh (các chỉ tiêu này có thể là tiền thuế, lệ phí bến cảng, xăng dầu, tiền thuê nhân viên, công nhân, tiền PR doanh nghiệp,…), cách tính này thường được nhiều công ty áp dụng.
- Tính theo thời gian của chuyến đi hay chuyến đi vòng: tức là tùy vào quảng đường dài – ngắn mà bạn muốn vận chuyển, từ đó đưa ra mức phí cụ thể.
- Tính theo từng thành phần của quá trình vận tải: các đơn vị vận chuyển có thể chia hàng hóa thành những chuyến hàng có cùng đặc tính với nhau, ví dụ cùng là loại hàng nhiên liệu, loại hàng lương thực thực phẩm, loại hàng gia dụng,… để quá trình sắp xếp được dễ dàng, từ đó đưa ra mức phí ưu đãi nhất đối với từng đơn hàng.
Một số điều cần lưu ý về cách tính cước vận tải đường biển
Mức cước phí có thể thay đổi theo từng đơn hàng, các đơn vị vận chuyển hoàn toàn có thể thu thêm phụ phí nếu như hàng hóa của bạn là những mặt hàng đặc biệt như:
- Đồ dễ vỡ như: thủy tinh, gốm, sứ, kính,…
- Các chất hóa học độc hại, các công ty vận chuyển hoàn toàn có quyền từ chối những đơn hàng có các chất độc hại bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật,…
- Hàng hóa cồng kềnh, hàng hóa không có trọng lượng không lớn nhưng công kềnh, chiếm nhiều diện tích.
- Những hàng hóa muốn sử dụng thêm các dịch vụ đóng gói, bốc vác, sử dụng thêm phương tiện vận chuyển sau khi hàng hóa cập bến, cảng.
- Bảo hiểm hàng hóa: loại phụ phí này chỉ thu khi khách hàng có nhu cầu mua bảo hiểm cho hàng hóa của mình.
Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng tất cả các loại cước phí chính hay phụ phí thì các đơn vị, công ty vận chuyển đều phải thông báo cho khách hàng trước khi đơn hàng được ký kết. Sau khi ký kết, vận chuyển xong, khách hàng có quyền từ chối bất cứ khoản phí nào nếu như không có trong hợp đồng ký kết.